Việt Nam Tổng_đốc

Tổng đốc Hà Ninh Hoàng Diệu

Ở Việt Nam, từ năm Tân Mão 1831, năm thứ 12 triều vua Minh Mạng, nhà vua cho đổi các trấn (tức là các thừa tuyên của nhà Hậu Lê) thành tỉnh và chia Việt Nam thành 30 tỉnh và đặt các chức Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chính, Án sát, Lãnh binh tại địa phương cấp liên tỉnh và cấp tỉnh. Tiền thân của chức Tổng đốc là các chức Tổng trấnHiệp trấn vào thời vua Gia Long, còn trước đó từ triều nhà Hậu Lê là các chức quan Trấn thủ hay Lưu trấn. Sử nhà Nguyễn còn gọi chức Tổng đốc bằng cái tên gọi Hộ lý tổng đốc hay Hộ đốc[2].

Trong 30 tỉnh thành triều nhà Nguyễn, triều đình thường chia thành các vùng đặt dưới sự cai quản của một quan Tổng đốc như sau:

Bắc KỳTrung kỳNam kỳKinh đô

Riêng hành tỉnh Thừa Thiên, về danh nghĩa chỉ đặt đến cấp phủ, nên không đặt chức Tổng đốc mà chỉ đặt chức Phủ doãn phủ Thừa Thiên, vì là có Kinh thành, chịu điều hành trực tiếp của vua và triều đình.

Tổng đốc thường mang hàm tòng nhất phẩm hoặc chánh nhị phẩm.